Vì sao tôi lại phải ghép xương hàm? Nó có đau không? Có an toàn không? Tôi sẽ phải trả thêm bao nhiêu tiền?… rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi một vị khách hàng tới khám để trồng răng implant và được tư vấn ghép thêm xương. Điều đó thật là dễ hiểu, bởi hầu hết chúng ta khi mất răng và muốn trồng lại răng đó bằng imlplant, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng “trồng cái răng implant vào là được”. Bản thân các bác sĩ cũng muốn điều ấy, vì nó sẽ đơn giản hơn cho khách hàng, khách hàng sẽ phải trả chi phí ít hơn. Nhưng không phải lúc nào điều đó cũng diễn ra như mong muốn. Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp từng vấn đề xung quanh kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant bạn nhé.
Vì sao tôi lại phải làm thêm kỹ thuật ghép xương hàm?
Là do chiếc răng của bạn viêm nhiễm quanh chóp răng, chân răng quá lâu ngày, do bạn bị tai nạn, do bạn thiếu răng bẩm sinh… Cho nên vùng xương quanh răng khi chúng ta nhổ răng đi bị tiêu đi nhanh chóng. Bây giờ bác sĩ không thể đặt 1 cây implant kích thước tiêu chuẩn vào vùng xương mỏng, dẹt đã bị tiêu đi nhiều như thế. Việc chúng tôi cần làm cho bạn là phải bổ sung và khôi phục lại phần xương đã tiêu đi. Như thế thì khi trồng lại implant cho bạn sẽ bảo đảm được tuổi thọ bền lâu, giảm thiểu nguy cơ thải ghép và tiêu xương thứ phát sau khi cấy trụ implant bạn nhé.
Kỹ thuật ghép xương hàm được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó chỉ duy nhất kĩ thuật ghép xương tự thân là phải lấy xương từ một vùng cho của bản thân (thường là góc xương hàm dưới hoặc vùng mặt trước của cằm) để ghép vào vùng tiêu xương cần cắm implant. Các kĩ thuật ghép xương khác như ghép xương sử dụng khung màng titan định hình xương, ghép xương cọc lều, ghép xương huyệt ổ răng, ghép xương sử dụng màng colagen… đều là các kĩ thuật ghép xương sử dụng xương nhân tạo. Xương nhân tạo có thể là các hạt chứa thành phần Hydroxy Apatite hoặc Beta-tCP chậm tiêu hoặc tiêu nhanh. Các hạt xương ghép nhân tạo sau một thời gian sẽ tiêu đi và bị thay thế bởi các thành phần xương tự thân. Nếu bác sĩ thông báo với bạn là bạn sẽ phải tiến hành ghép xương thì đó là lựa chọn bắt buộc để có thể cấy ghép implant được đảm bảo và duy trì kết quả điều trị lâu dài như mong đợi.
Chia sẻ của ThS BS Phạm Hùng Sơn: Vai trò của xương nhân tạo trong cấy ghép implant
Tôi sợ đau! Kỹ thuật ghép xương có gây đau nhiều không? có an toàn không thưa bs?
Xin hiểu về vấn đề đau ở đây trong hai thời điểm. Thời điểm trong lúc tiến hành phẫu thuật thì kỹ thuật ghép xương không gây đau. Quá trình này sẽ được bác sĩ gây tê để kiểm soát vấn đề đau của bạn. Sẽ không có bác sĩ nào có thể thực hiện ghép xương cho bạn đủ tốt nếu bạn đau trong lúc phẫu thuật. Ghép xương cũng như mọi thủ thuật ngoại khoa khác, bác sĩ cần có sự tập trung cao độ cho nên vô cảm khống chế toàn bộ cảm giác đau trong lúc làm việc là điều bắt buộc phải có. Thời điểm thứ 2 chúng tôi muốn nói đến là giai đoạn thuốc tê hết tác dụng (còn gọi là giai đoạn thoát tê). Trong thời điểm này thông thường bạn sẽ có thể cảm thấy đau tùy theo từng kĩ thuật ghép xương và mức độ ghép xương mà bác sĩ áp dụng. Nếu ghép xương tự thân, lấy xương tại vùng cằm hoặc vùng góc hàm dưới, thì bạn sẽ có khoảng ít nhất 2 vết phẫu thuật trong miệng. Đau phản ứng sau thoát tê trong kĩ thuật ghép xương tự thân thường nhiều nhất và đôi khi kèm theo sưng. Nếu kiểm soát tốt, uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn và vệ sinh răng miệng tốt thì sưng và đau sẽ giảm dần trong những ngày tiếp theo. Nếu ghép xương theo các kĩ thuật sử dụng xương nhân tạo, có đặt màng hoặc cắm vis GBR thì mức độ đau khi thoát tê nhẹ hơn rất nhiều. Bạn thậm chí chỉ thấy đau thoáng qua mà không cần dùng tới giảm đau. Tổng hợp lại, với kỹ thuật ghép xương bạn sẽ chỉ cảm thấy đau sau khi thuốc tê hết tác dụng. Cơn đau phản ứng kiểu này tùy từng mức độ khác nhau và chỉ kéo dài từ 6-12h sau khi thoát tê.
Chính vì bản chất cơn đau thoát tê sau phẫu thuật, chúng tôi thường ưu tiên áp dụng các kỹ thuật ghép xương đơn giản, xâm lấn ít và mang lại hiệu quả sinh xương cao. Ghép xương chỉ trong các trường hợp thực sự cần thiết để mang lại kết quả điều trị tốt. Ngày nay ghép xương với các kĩ thuật GBR sử dụng xương nhân tạo đã được chúng tôi thực hiện rất nhiều và cho những kết quả thực sự đáng tin cậy và an toàn. Bệnh nhân ít bị sưng đau hơn so với khi thực hiện các kỹ thuật cổ điển và xương được tái sinh rất tốt. Biến chứng là hầu như không có, trừ phi bạn bị nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng không tốt, hút thuốc lá nhiều, hoặc đôi khi do các nguyên nhân chủ quan từ phẫu thuật kém vô trùng. Các biến chứng này hoàn toàn có thể được loại bỏ nếu tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc, phẫu thuật được tiến hành trong phòng điều trị riêng biệt, hệ thống vô trùng đảm bảo.
Chi phí bồi xương hàm tại Nha khoa Olympia cùng ThS BS Phạm Hùng Sơn
Tại Nha khoa Olympia khi thực hiện bồi xương để cấy ghép implant ThS BS Phạm Hùng Sơn, quy trình ghép xương được tiến hành qua các bước sau:
- Thăm khám, chụp phim CT -ConeBeam cắt lớp để khảo sát, đo các thông số về tình trạng xương vùng mất răng. Sau đó lên kế hoạch điều trị và giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân hiểu trước khi tiến hành điều trị
- Tiến hành sát khuẩn, gây tê và ghép xương theo kế hoạch điều trị trong phòng phẫu thuật riêng biệt. Để tránh lây nhiễm chéo, chúng tôi sử dụng hệ thống vô trùng dụng cụ khép kín đạt tiêu chuẩn và chiếu đèn cực tím sát khuẩn không khí trước khi điều trị.
- Chụp phim kiểm tra sau phẫu thuật, hẹn tái khám để cắm implant hoặc hẹn tái khám để làm răng sứ lên trên implant nếu bạn được đặt implant đồng thời với ghép xương.
Dưới đây là bảng giá một số dịch vụ implant và ghép xương tại Nha khoa Olympia khi thực hiện bồi xương để cấy ghép implant ThS BS Phạm Hùng Sơn
